banner thang 4
banner thang 4

Cúng Tổ nghề nối mi là ngày nào? Cần chuẩn bị gì?


Cúng Tổ nghề nối mi là hoạt động mang ý nghĩa tâm linh to lớn đối với những người làm nghề thẩm mỹ. Vì vậy, ngay từ khi mới vào nghề, các bạn học viên cần tìm hiểu và học cách cúng Tổ sao cho đúng. Hãy cùng tìm hiểu về ngày lễ đặc biệt này trong bài viết dưới đây.

Tổ nghề nối mi là ai?

Mặc dù văn hóa cúng Tổ đã tồn tại nhiều năm nhưng trên thực tế, nghề mi không quy định rõ ai là vị Tổ nghề cụ thể. Ngày cúng Tổ được xem như một dịp để lớp trẻ bày tỏ sự biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã có công khởi nghiệp, xây dựng và phát triển nghề mi.

Có nhiều lời đồn rằng nối mi bắt nguồn từ các nước thích làm đẹp như Hàn Quốc, Nhật Bản. Cũng có người lại cho rằng nghề mi xuất phát từ các nước châu Âu, Nga hay Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này không quá quan trọng bởi người cúng chỉ cần nghiêm túc theo nghề và thực sự có thành ý thì chắc chắn sẽ đạt được thành tựu mong muốn.

Nghề nối mi không có một vị Tổ nào cụ thể
Nghề nối mi không có một vị Tổ nào cụ thể

Cúng Tổ nghề nối mi ngày nào?

Trong ngành nối mi, làm mi thẩm mỹ, ngày cúng Tổ nghề được quy định chung là ngày 20 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Đây cũng là ngày lễ quan trọng của nhiều lĩnh vực làm đẹp nói chung, là ngày truyền thống mà mọi thế hệ người làm thẩm mỹ đều cùng nhau hướng về cội nguồn. Tuy nhiên ở các quốc gia khác, ngày cúng Tổ có thể khác biệt tùy theo văn hóa tâm linh địa phương.

Ngày cúng Tổ nghề mi diễn ra vào 20 tháng Giêng Âm lịch
Ngày cúng Tổ nghề mi diễn ra vào 20 tháng Giêng Âm lịch

Ý nghĩa của ngày cúng Tổ nghề nối mi

Cúng Tổ nghề được xem là dịp lễ lớn đối với người làm công việc nối mi thẩm mỹ bởi rất nhiều ý nghĩa:

  • Thể hiện tấm lòng biết ơn, tri ân tới những thế hệ khai phá, phát triển nghề.
  • Là dịp để mọi người tụ tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ những bí quyết làm nghề quý giá.
  • Tạo điểm tựa vững chắc về mặt tâm linh, thu hút sự thuận lợi suôn sẻ và thành công trong quá trình làm nghề.
  • Cầu mong may mắn, tài lộc và có nguồn khách hàng dồi dào.
  • Củng cố tinh thần yêu nghề, truyền lửa làm nghề và duy trì nghề nối mi cho các thế hệ sau.
Dịp cúng Tổ nghề chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn
Dịp cúng Tổ nghề chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn

Chuẩn bị cúng lễ cúng Tổ nghề mi cần những gì?

Mâm lễ vật cúng Tổ nghề nối mi không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các món cơ bản sau đây:

  • Các món đồ cúng cơ bản: Vàng, hương, đèn, nến, hàng mã,…
  • Gà luộc hoặc heo quay: Gà luộc hoặc heo sữa quay phải ở tình trạng nguyên con và được trang trí đẹp mắt.
  • Các món cỗ cúng: Thường là xôi, chè, bánh mặn, bánh ngọt, giò lụa, thịt mồi,…
  • Trái cây: Nên chuẩn bị nhiều loại trái cây khác nhau trên mâm cúng Tổ nghề. Ưu tiên các loại quả mang ý nghĩa tích cực như dưa hấu, thanh long đỏ, đu đủ, Phật thủ, bưởi đào,…
  • Các loại hoa cúng: Những bông hoa nhiều màu sắc giúp mâm cúng Tổ thêm chỉnh chu, đẹp mắt và đầy đủ hơn.
  • Rượu cúng: Mâm cúng Tổ không thể thiếu rượu trắng hoặc tùy theo văn hóa vùng miền mà có thể thay bằng nước trà hay cà phê.
  • Sớ cúng: Sớ cúng hay văn khấn có ghi thông tin của người cúng Tổ, các nội dung muốn kính dâng Tổ nghiệp. Tờ sớ này cũng được hóa vàng sau khi lễ cúng kết thúc.
  • Các món đồ cúng khác: Trầu cau, gạo, muối, thuốc lá, đồ làm nghề mi,…
Ngắm nhìn một mâm cúng Tổ nghề nối mi tiêu chuẩn
Ngắm nhìn một mâm cúng Tổ nghề nối mi tiêu chuẩn

Hướng dẫn cúng Tổ nghề nối mi

Với những bạn mới bước vào nghề và chưa có nhiều kinh nghiệm tự cúng Tổ thì hãy cùng tham khảo hướng dẫn sau đây:

Chuẩn bị mâm cúng

Trước ngày cúng Tổ, hãy chuẩn bị đầy đủ các đồ vật cần thiết cho mâm cỗ. Tùy theo điều kiện cá nhân mà mâm cỗ cúng có thể chuẩn bị đơn giản hoặc cầu kỳ, nhưng vẫn cần có đủ các món thiết yếu.

Sau khi đã có đủ đồ, bắt đầu bày cỗ và trang trí mâm cúng sao cho đẹp mắt, lịch sự nhất. Bên cạnh những món lễ vật thường có của cỗ cúng, hãy bày thêm một số đồ vật mang tính chất biểu tượng của nghề như dụng cụ nối mi, mô hình làm mi, bảng tên thương hiệu,…

Chuẩn bị và sắp xếp mâm cỗ cúng thật đẹp mắt
Chuẩn bị và sắp xếp mâm cỗ cúng thật đẹp mắt

Các bước cúng Tổ

Sau khi đã hoàn thành mâm cỗ cúng Tổ nghề nối mi, lễ cúng sẽ thực hiện vào khung giờ đẹp theo quy trình sau:

  • Các thành viên thắp hương vái lạy Tổ nghề.
  • Người đại diện đọc văn khấn kính dâng Tổ nghề và cầu xin những điều tốt đẹp.
  • Mọi người cùng lạy để kết thúc bài khấn.
  • Khi hương cháy hết hoặc khi đến giờ lành, đại diện xin phép Tổ nghề để hóa vàng và thụ lộc may mắn.
Người đại diện thắp hương và khấn cúng Tổ nghề
Người đại diện thắp hương và khấn cúng Tổ nghề

Bài khấn cúng Tổ nghề mi

Một bài văn khấn cúng Tổ nối mi nói riêng và nghề làm đẹp nói chung thường bao gồm các nội dung:

“ Nam mô A Di Đà Phật…(3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư vị Tôn thần,

Con lạy các vị thần linh, thổ địa tại (địa điểm hiện tại),

Hôm nay ngày …, tức ngày …(âm lịch),

Tín chủ con là…(xưng tên, tuổi, địa chỉ cá nhân hoặc cơ sở làm đẹp)

Chúng con xin Kính mời các vị Tổ nghề dự lễ…

Kính xin các vị ban cho…(công việc hanh thông, tài lộc thăng tiến,…)

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, vái 3 lần)”

Trên đây là tất cả những thông tin về ngày cúng Tổ nghề nối mi mà nhiều bạn đọc đang quan tâm. Hy vọng ngày lễ đặc biệt này sẽ tiếp tục truyền cảm hứng, lòng tự hào và niềm yêu nghề nối mi thẩm mỹ cho nhiều thế hệ trẻ hơn nữa.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan