banner thang 3
banner thang 3 mobile

Hướng dẫn cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh an toàn


Cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bé rất nhạy cảm nên đôi khi chỉ một sợi lông mi rơi vào mắt cũng gây cảm giác cực kỳ khó chịu. Và quá trình loại bỏ cũng vô cùng khó khăn do bản chất mỏng manh của đôi mắt trẻ. Nuôi dạy trẻ luôn là điều khó khăn, hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết về cách lấy mi trong mắt bé nhé!

Vì sao lông mi rụng vào trong mắt trẻ sơ sinh?

Lông mi có chu kỳ sống riêng biệt và chuyện rụng là hoàn toàn có thể xảy ra. Thông thường, lông mi sẽ sống được 3 – 5 tháng trước khi rụng và cần khoảng 2 tháng trở lên để bình thường lại. Vì thế, lông mi có thể rụng mỗi ngày, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Nên cần tìm cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh sớm để tránh làm bé khó chịu.

Lông mi có chu kỳ sống nên dù là người lớn hay trẻ sơ sinh đều sẽ bị rụng
Lông mi có chu kỳ sống nên dù là người lớn hay trẻ sơ sinh đều sẽ bị rụng

Các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vệ sinh cơ thể và mặt của bé mà hay quên đôi mắt. Đây cũng là bộ phận cần được chăm sóc cẩn thận, vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn. Việc tích tụ bã nhờn, cặn bẩn sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, thường xuyên dụi mắt gây ra tình trạng này. Các sợi mi sẽ dính vào nhãn cầu, rơi rụng vào bên trong, thậm chí gây nhiễm trùng roi.

Ngoài ra bé có thể mắc bệnh epiblepharon – một chứng rối loạn bẩm sinh. Căn bệnh này sẽ gây ra một nếp gấp da trên nắp dưới, có thể thấy rõ sau một vài ngày sau sinh. Lớp da thừa đẩy lông mi vào trong và khiến mi đâm vào mắt và khiến bé vô cùng khó chịu.

Một lý do nữa khiến trong mắt bé có lông mi của bé là bệnh Trichiasis. Lông mi thay vì mọc ra ngoài lại mọc ngược vào trong, hướng về nhãn cầu. Bệnh này khá hiếm gặp, còn được gọi là bệnh giun đũa hay lông mi mọc ngược.

Có rất nhiều nguyên nhân cho căn bệnh này: nhiễm trùng mắt, viêm mí mắt, viêm bờ mi, tự miễn dịch hay sau chấn thương,… Thậm chí có người đã có lông mi mọc ngược từ khi mới sinh ra nên trẻ sơ sinh cũng dễ dàng mắc phải.

Lông mi mọc ngược tuy hiếm nhưng vẫn có thể xuất hiện ở một số bé
Lông mi mọc ngược tuy hiếm nhưng vẫn có thể xuất hiện ở một số bé

Đây là những nguyên nhân chính của vấn đề trong mắt có lông mi, khiến bé khó chịu. Việc lông mi đâm vào trong khiến mắt đau rát như bị kim châm. Dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho nhãn cầu nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Vì thế, ngay khi phát hiện, cần tìm cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh ra ngay lập tức.

Dấu hiệu nhận biết có lông mi trong mắt trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết có lông mi rơi vào mắt con trẻ rất đơn giản, chỉ cần chú ý quan sát một chút là được. Lông mi khi rơi hay đâm vào mắt sẽ gây khó chịu, chảy nước mắt thường xuyên.

Nếu thấy con trẻ chớp mắt quá nhiều, dụi mắt liên tục, chảy nước mắt nhiều, dịch nhờn, làm mí mắt dính vào nhau. Ngoài ra, mắt còn có thể bị viêm, sưng  đỏ, kích ứng, gây đau rát khiến bé quấy khóc nhiều hơn. Đây là cách mà mắt phản ứng và bé cố gắng hoặc loại bỏ dị vật, ở đây là lông mi.

Trường hợp để quá lâu mà không tìm cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh ra sớm, mắt có thể bị thương tổn. Lông mi đâm hay tay chà xát sẽ gây trầy xước giác mạc dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí để lại sẹo.

Bé quấy khóc và hay dụi mắt là dấu hiệu nhận biết khi lông mi rơi vào mắt
Bé quấy khóc và hay dụi mắt là dấu hiệu nhận biết khi lông mi rơi vào mắt

Cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh an toàn

Vậy, phương pháp nào để lấy lông mi trong mắt trẻ ra ngoài một cách an toàn nhất? Các bậc phụ huynh có thể lấy lông mi trong mắt bé ngay sau nhà bằng một trong những cách sau đây.

Rửa mắt bé bằng nước ấm để trôi lông mi

Đầu tiên, hãy rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào mặt và mắt bé. Nếu được, hãy tìm thêm một người đến giúp, chịu trách nhiệm trong việc bế, giữ bé khi thực hiện.

Tiếp theo, chuẩn bị nước ấm, nên thử nhiệt độ bằng phần trong của cánh tay trước. Đặt một chiếc khăn dưới đầu bé để thấm bớt nước, hạn chế việc làm ướt người trẻ. Sau đó nhẹ nhàng mở mí mắt dưới của bé, giữ lại và cho một dòng nước ấm nhỏ đi qua.

Có thể nghiêng đầu để đảm bảo nước trôi qua và rửa sạch toàn bộ mắt của trẻ. Cứ tiếp tục xả nhẹ nhàng như thế cho đến khi sợi lông mi chảy ra theo dòng nước.

Kiểm tra dưới mí mắt trên và dưới của con trẻ nhằm đảm bảo không còn lông mi bị sót lại. Có thể nhỏ thêm thuốc nhỏ mắt (có hỏi ý kiến của bác sĩ) để giúp mắt đỡ đỏ, xót và rát hơn.

Rửa mắt cho bé bằng nước ấm để loại bỏ lông mi rơi rụng trong mắt
Rửa mắt cho bé bằng nước ấm để loại bỏ lông mi rơi rụng trong mắt

Dùng tăm bông mềm và dung dịch nước nhỏ mắt dành cho trẻ sơ sinh

Đây cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh thông dụng nhất được các bậc phụ huynh lựa chọn. Cách thực hiện như sau khá đơn giản, cũng tương tự như phương pháp trên, cụ thể:

Đầu tiên, vệ sinh hai bàn tay bằng xà phòng diệt khuẩn sạch sẽ trước khi chạm vào mặt và mắt trẻ. Nhờ người đến giúp hoặc tự giữ bé và dùng khăn mềm mại thấm nước ấm hoặc dung dịch nhỏ mắt.

Nhẹ nhàng dùng dụng cụ vệ sinh xung quanh mắt theo chiều từ trong ra ngoài. Như thế các dịch nhờn tiết ra sẽ được làm sạch, góp phần loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

Nhỏ nước muối sinh lý để diệt khuẩn, sau đó dùng tay nhẹ nhàng mở to mắt bé. Dùng tăm bông y tế đã vô trùng, thấm dung dịch nhỏ mắt để loại đi lông mi rụng nằm trong mí. Thực hiện thận trọng cho đến khi loại bỏ sạch hoàn toàn dị vật. Nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ để mắt trẻ bớt đỏ, đau, rát hay khó chịu.

Nhớ sử dụng nước ấm để làm ướt khăn hoặc bông, tuyệt đối không thực hiện khi dụng cụ khô. Vì điều này có thể khiến mắt bé bị thương, trầy trước giác mạc, nhất là khi lau bên trong mí mắt.

Dùng tăm bông, bông cotton hoặc khăn mềm để loại bỏ lông mi trong mắt
Dùng tăm bông, bông cotton hoặc khăn mềm để loại bỏ lông mi trong mắt

Cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh bằng ngón tay

Ngoài ra, mọi người cũng có thể dùng ngón tay để lấy lông mi tương tự như khi sử dụng tăm bông. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý phải sát khuẩn tay sạch sẽ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ. Lật mí mắt nhẹ nhàng và dùng tay khều những sợi lông mi bị rụng ra ngoài. Nhớ cẩn thận không đụng vào nhãn cầu của bé.

Ngoài những cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh trên, các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ. Sử dụng nước muối sinh lý (hỏi ý kiến bác sĩ) để rửa mắt. Chuẩn bị cho bé một chiếc khăn sạch riêng để vệ sinh mắt, gương mặt. Đừng dùng chung với người khác, kể cả cha mẹ cũng vậy, vì mồ hôi của người lớn có thể khiến làn da bị kích ứng.

Ngoài ra cũng nên thường xuyên massage cho trẻ để hạn chế tình trạng lông mi mọc ngược. Dùng ngón tay nhẹ nhàng massage từ sống mũi đến dưới mí mắt của bé. Thao tác này giúp mí mắt lật ra bên ngoài dễ dàng hơn và lông mi cũng không dính sát nhãn cầu nữa.

Mỗi lần massage từ 5 đến 10 phút, thực hiện mỗi ngày. Như thế sau một thời gian hiện tượng lông mi quặm sẽ hết, bé luôn thoải mái và khỏe mạnh.

Massage thường xuyên cũng là cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh hiệu quả
Massage thường xuyên cũng là cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh hiệu quả

Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy hàng lông mi của bé có dấu hiệu mọc ngược, hướng vào trong nhãn cầu, hãy đến bác sĩ. Đừng cố xoay chúng từ phía ngoài hay dùng dụng cụ tác động bên trong. Điều này sẽ dễ dẫn đến chấn thương, làm trầy xước giác mạc.

Mặt khác, cũng nên gặp bác sĩ nếu đã loại bỏ lông mi bị rụng mà bé vẫn tiếp tục dụi mắt hay mắt bị đỏ. Thăm khám kịp thời sẽ giúp cải thiện triệt để tình trạng này và phát hiện bệnh sớm. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của đôi mắt bé một cách tuyệt đối.

Trên đây là những cách lấy lông mi trong mắt trẻ sơ sinh hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bậc phụ huynh. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình nên bạn không thể thực hiện. Hoặc gặp bác sĩ để nhận tư vấn cũng như phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nếu có nhé!

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan