banner thang 4
banner thang 4

Một số tác hại của nối tóc bạn nên biết


Nối tóc là một trong những dịch vụ được yêu thích, đặc biệt là những bạn gái muốn mái tóc của mình dài nhanh chóng. Thế nhưng, song song với những lợi ích mà nối tóc mang lại, thì tác hại của nối tóc cũng là vấn đề được nhắc đến rất nhiều. Vậy nối tóc mang lại những tác hại nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Những tác hại của nối tóc

Việc quá lạm dụng và kỹ thuật nối tóc sẽ mang đến những rủi ro như sau:

Khó chăm sóc

Nối tóc là phương pháp làm tóc dài nhanh chóng thông qua kỹ thuật sử dụng chun hoặc keo để nối tóc giả vào tóc thật. Vì số lượng tóc nhiều, chúng ta sẽ không thể nối từng sợi tóc một, mà sẽ thực hiện nối từng chùm tóc mỏng. Chính điều này sẽ khiến bản thân người được nối gặp nhiều khó khăn trong quá trình cho sóc tóc như: ủ tóc, dưỡng tóc, …

Tóc nối có quy trình chăm sóc tóc riêng, khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nếu không thực hiện quy trình này, tóc sẽ bị rối và mất đi dáng tóc vốn có. Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện gội đầu, thêm dưỡng chất cho tóc, điều này sẽ khiến tóc khô, xơ và gãy rụng, gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho mái tóc, da đầu.

Tóc nối rất khó chăm sóc
Tóc nối rất khó chăm sóc

Khó vệ sinh hay chải tóc

Vì được nối theo từng tép, nên khi thực hiện gội đầu, vệ sinh tóc rất kỳ công. Chỉ cần không để ý, mối nối sẽ bị tác động mạnh và sút ra ngoài. Đây cũng chính là lý do sau khi nối tóc, nhiều bạn hạn chế gội đầu. Và với hành động này, tóc không được vệ sinh sạch sẽ, các mối nối chính là điều kiện lý tưởng để bụi bẩn, dầu nhờn và nấm da đầu tập trung.

Da đầu bị ảnh hưởng

Một trong những tác hại của nối tóc được nhiều người quan tâm nhất, đó chính là da đầu bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do sau nối tóc, gội đầu hay dưỡng tóc rất khó, thậm chí chải tóc cũng gặp nhiều khó khăn. Cộng thêm đó, keo dán tóc cũng ảnh hưởng đến da đầu rất lớn, các chất có trong keo dán sẽ khiến da đầu mẩn ngứa, ẩn đỏ, chân tóc bị yếu và dễ thu hút nấm, vi khuẩn, những yếu tố gây hại cho da đầu.

Tóc sẽ bị khô, xơ

Việc bị hạn chế khi thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng tóc sau khi nối chính là nguyên nhân dẫn đến việc tóc thật bị khô, rối và xơ.

Chân nối là nơi tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, bụi bẩn

Vì mối nối nằm ngay chân tóc, nên đây chính là địa điểm lý tưởng để vi khuẩn và bụi bẩn bám vào. Song song đó, việc vệ sinh tóc lại gặp nhiều khó khăn, nên sau khi nối tóc, nhiều bạn sẽ gặp vấn đề gàu, nấm da đầu, thậm chí viêm da đầu.

Tóc dễ bị khô và rối sau khi nối tóc
Tóc dễ bị khô và rối sau khi nối tóc

Nguyên nhân gây bệnh da đầu

Nếu tình trạng ngứa kéo dài mà không xử lý, các bệnh về da đầu từ đó cũng sẽ xuất hiện và trở nên nặng hơn. Đặc biệt khi vi khuẩn xâm nhập và ẩn cư ở chân tóc, gây ra viêm da đầu và các bệnh nguy hiểm.

Gây cảm giác khó chịu

Theo đánh giá của nhiều người, sau khi nối tóc, họ đều có cảm giác, bí, khó chịu và không thoải mái với mái tóc của mình. Bên cạnh đó, khi tạo kiểu tóc hay đơn giản là búi tóc, mọi thao tác cũng trở nên e dè và đòi hỏi sự cẩn thận vì sợ mối nối bị bung ra.

Có nên nối tóc không?

Những lợi ích tuyệt vời mà nối tóc mang lại không ai có thể phủ nhận. Kỹ thuật nối tóc hô biến mái tóc dài nhanh chóng chỉ sau vài giờ đồng hồ. Chính vì thế, nối tóc được nhiều đối tượng yêu thích, kể cả người trưởng thành và trung niên.

Thế nhưng, theo các chuyên gia, tác hại của nối tóc vẫn luôn xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào cách chăm sóc của người nối. Do đó, nếu có mái tóc yếu, chẻ ngọn, khô xơ, thì bạn không nên nối tóc. Ngược lại, nếu tóc chắc khỏe, bạn có thể áp dụng nối tóc nếu muốn. Nhưng dù sao đi chăng nữa, thì sao khi nối, hãy có chế độ chăm sóc tóc sau nối đúng chuẩn và bảo vệ tóc tốt nhất.

Việc nối tóc cần được cân nhắc dựa vào tình trạng tóc hiện tại của mình
Việc nối tóc cần được cân nhắc dựa vào tình trạng tóc hiện tại của mình

Cách chăm sóc tóc sau khi nối tóc

Để giúp mái tóc nối luôn sạch sẽ, chắc khỏe và bền, không ảnh hưởng đến tóc thật. Sau khi nối tóc, hãy thực hiện các chăm sóc đúng và chuẩn với hướng dẫn dưới đây:

Gội đầu sạch sẽ

Để tóc chắc khỏe, cũng như giải quyết được vấn đề bệnh da đầu, bạn nên thực hiện gội đầu với tần suất 3-4 lần/ tuần đối với những bạn da đầu dầu và 2-3 lần/ tuần đối với những bạn da đầu khô.

Khi gội đầu, hãy cố gắng thực hiện các thao tác một cách cẩn thận, dùng phần thịt của đầu ngón tay để vệ sinh da dầu thay vì dùng móng tay. Bên cạnh đó, chỉ nên gội đầu theo 1 hướng và massage nhẹ nhàng từ trán, di chuyển tay ra sau đầu.

Không nên dùng dầu xả lên mối nối và sát da đầu. Chỉ nên dùng dầu xả các chân tóc 5-6cm để bảo vệ mối nối không bị ảnh hưởng và da đầu không bị gàu.

Khi xả tóc, cố gắng xả dưới nước thật kỹ và chẻ tóc thành nhiều phần để chắc chắn dầu gội không còn bám dính ở chân tóc.

Tóc nối nên được gội đầu thường xuyên
Tóc nối nên được gội đầu thường xuyên

Chải tóc nhẹ nhàng

Tóc nối thường dễ bị bị rối và xù. Nếu dùng lực quá mạnh để cố gắng làm tóc suôn mượt, tóc sẽ bị đứt và rụng. Không những thế, vị trí mối nối khi chải cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng, hạn chế chải tóc khi tóc còn ướt để bảo vệ mái tóc.

Sấy tóc đúng cách

Sau khi gội đầu, để chăm sóc tóc nối, chị em cần nhanh chóng sấy tóc đến khi khô hẳn. Cụ thể việc sấy tóc nên được tiến hành:

  • Tóc sau khi gội, dùng khăn lớn thấm toàn bộ mái tóc để vơi bớt nước. Thao tác nhẹ nhàng.
  • Sử dụng máy sấy ở nhiệt độ thấp.
  • Tóc khô được ít nhất 60% mới được chải tóc, tạo kiểu.
  • Tiếp tục sấy tóc đến khô hẳn, lưu ý khoảng cách máy sấy và tóc từ 10 – 20cm để đảm bảo tóc không bị nóng quá, và da đầu không bị tổn thương.

Tóc cần được bảo vệ khi ngủ

Khi ngủ, tóc cần được bảo vệ dù có nối hay không nối. Không nên ngủ khi tóc còn ẩm, ướt vì sẽ dễ gây nấu và gàu trên da đầu. Tốt nhất, tóc nên được cố định bằng cách tết tóc hoặc buộc nhẹ nhàng, gọn gàng trước khi ngủ là được. Hành động này sẽ giúp tóc không bị rối khi ngủ, hoặc không bị đè, kéo.

Tết tóc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
Tết tóc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ

Ngưng sử dụng các hóa chất khi nối tóc

Nối tóc là kỹ thuật sử dụng tóc giả nối vào tóc thật. Chính điều này dẫn đến việc nhiều người hiểu rằng có thể thoải mái sử tạo kiểu tóc mà không lo ảnh hưởng đến tóc thật. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Vì nối tóc, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi dưỡng tóc thật của mình. Thêm vào đó, nếu cứ tạo kiểu tóc và sử dụng hóa chất, tóc thật vừa không được nuôi dưỡng, vừa bị tác động từ bên ngoài. Từ đó, tóc nhanh chẻ ngọn và hư tổn.

Bảo vệ mái tóc từ các tác nhân bên ngoài

Nắng, bụi bẩn, nước mưa, nước hồ bơi, … là những tác nhân bên ngoài dễ tác động lên mái tóc nối và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tóc. Do đó, khi ra ngoài, hoặc sinh hoạt ngoài trời, hãy bảo vệ mái tóc của mình như: đội nón, mang mũ bơi khi đi biển hay bơi lội, …

Đội nón khi ra ngoài để bảo vệ mái tóc
Đội nón khi ra ngoài để bảo vệ mái tóc

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Bên cạnh chăm sóc tóc nối từ bên ngoài, thì việc chăm sóc từ bên trong cơ thể rất cần thiết. Để tóc thêm chắc khỏe, hãy có chế độ ăn uống khoa học, đầu tư những chất tốt cho mái tóc.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tác hại của nối tóc. Tuy kỹ thuật nối tóc đã tân tiến rất nhiều, nhưng thực tế việc chăm sóc tóc nối vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa được tối ưu. Vậy nên, trước khi quyết định nối tóc, các chị em hãy cân nhắc các tác hại và nhu cầu của bản thân nhé.

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan