banner thang 4
banner thang 4

Nối tóc là gì? Nối có có hư tóc không?


Nối tóc có hư tóc không là một vấn đề được tìm kiếm rất nhiều trên các trang thông tin. Bởi lẽ, nhiều thông tin cho rằng nối tóc gây hại trực tiếp đến mái tóc và khiến tình trạng da đầu dễ mắc các bệnh như gàu, viêm da đầu, vảy nến, … Vậy sự thật như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn là rõ vấn đề này.

Nối tóc là gì? Các kỹ thuật nối tóc hiện nay

Trước khi đến với vấn đề nối tóc có hư tóc không? Hãy hiểu rõ các kỹ thuật của phương pháp này. Nối tóc là kỹ thuật sử dụng tóc giả được làm từ chất liệu tổng hợp để nối lên vị trí tóc gần chân tóc thật với mục đích giúp mái tóc dài nhanh chóng và dày hơn. Phương pháp này rất thịnh hành, nhất là đối với những bạn yêu thích việc làm đẹp, hay các diễn viên, idol thường xuyên phải thay đổi kiểu tóc của mình để phù hợp với hoàn cảnh.

Phương pháp nối tóc
Phương pháp nối tóc

Vì nhu cầu nối tóc ngày càng tăng, để tối ưu dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng, các nhà tạo mẫu tóc không ngừng cho ra những kỹ thuật nối tóc thịnh hành và nhanh chóng. Hiện nay, trên thị trường có các kỹ thuật nối tóc như:

Nối tóc bằng keo chuyên dụng

Mối nối giữa tóc giả và tóc thật sẽ được dính với nhau bằng keo chuyên dụng. Sau khi keo khô, tóc sẽ được nối dài với kiểu mà bạn yêu thích.

Nối kẹp chì

Đây là kỹ thuật sử dụng một miếng chì nhỏ, dẻo để chắp dính đầu tóc giả và chân tóc thật. Đây là phương pháp phổ biến và ít tốn chi phí nhất hiện nay. Không những vậy, kỹ thuật này dễ nối, dễ tháo. Nhưng ngược lại nhược điểm là mối nối to, mái tóc nặng và không tự nhiên.

Nối tết

Kỹ thuật này tốn khá nhiều thời gian khi tết tóc giả vào tóc thật, sau đó dùng keo để cố định và tăng sức bám của mái tóc nối. Kỹ thuật này không gây nặng đầu, mái tóc trông rất tự nhiên. Nhưng ngược lại giá thành cao và phải cực kỳ cẩn thận khi chải tóc.

Nối tóc bằng kỹ thuật tết tóc
Nối tóc bằng kỹ thuật tết tóc

Nối kẹp gài

Nối một cách dễ hiểu, đây là kiểu nối tóc không cố định, có thể tháo ra và gắn vào mái tóc theo ý thích. Kỹ thuật này chúng ta có thể tự thực hiện ở nhà bằng cách mua mái tóc mà mình yêu thích với các tép tóc nhỏ, sau đó đính liền tóc giả lên tóc thật bằng kẹp/ xược để giúp mái tóc thêm dày và dài.

Nối tóc bằng chun

Nối tóc bằng chun là một trong những kỹ thuật hiện địa và tân tiến nhất hiện nay. Chun nối tóc được gọi là Fiberglass, thiết kế cực mảng, mỏng như sợi tóc nhưng độ dẻo và đàn hồi tốt. Khi nối tóc Fiberglass, kỹ thuật viên sẽ chia tóc thành những tép cực mỏng, sau đó nối tóc thật với tóc giả bằng sợi chun Fiberglass ở vị trí gần chân tóc.

Kỹ thuật này không gây hại cho tóc, không dùng nhiệt hay bất kỳ chất hóa học này lên tóc.

Nối tóc bằng chun trong rất tự nhiên
Nối tóc bằng chun trong rất tự nhiên

Nối tóc có hư tóc không?

Tuy nối tóc thịnh hành và giải quyết nhanh gọn vấn đề mong muốn có một mái tóc ưng ý. Thế nhưng, song song đó, nối tóc vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây hại đến mái tóc nếu không biết cách chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Cụ thể:

Tóc dễ bị khô, rối vì không được nuôi dưỡng

Sau khi nối tóc, việc chải tóc hay gội đầu, cung cấp dưỡng chất cho tóc cũng sẽ trở nên khó khăn rất nhiều vì các mối nối. Trong trường hợp tóc không được chăm sóc tốt, nang tóc không cung cấp được chất dinh dưỡng cho toàn mái tóc, từ đó tóc sẽ khô và xơ. Việc tóc rối là do chúng ta không biết cách chải tóc nối sao cho đúng.

Tóc bị khô sau khi nốiTóc bị khô sau khi nối
Tóc bị khô sau khi nối

Tóc gãy rụng thường xuyên

Nhiều người đánh giá rằng, sau khi nối tóc, tóc gãy rụng diễn ra rất thường xuyên. Nguyên nhân chính là do tóc bị yếu đi do không có dưỡng chất. Thêm nữa, mái tóc cũng trở nên khô, rối, khi chải sẽ gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần dùng lực, các sợi tóc xung dễ dàng đứt, gãy.

Dễ mắc bệnh về da đầu

Vệ sinh tóc không đúng cách, thì chân tóc, ngay mối nối chính là địa điểm lý tưởng để vi khuẩn, bụi bẩn, dầu thừa ẩn cư. Nếu tiếp tục không xử lý, các yếu tố gây hại này sẽ xâm hại vào lỗ chân tóc và gây ra các bệnh da đầu, tình trạng gàu, nấm xuất hiện trên da.

Theo các chuyên gia, dù bạn có chăm sóc mái tóc nối tốt như thế nào, thì phương pháp này cũng sẽ gây hại ít nhiều đến tóc thật và da đầu. Do đó, sau khi tìm hiểu nối tóc có hư tóc không được chia sẻ trên, hãy thật sự cân nhắc khi thực hiện nối tóc. Trong trường hợp cần thiết, hãy nối tóc và cố gắng chăm sóc thật kỹ, sau đó, trong thời gian ngắn, hãy tháo tóc nối để chăm sóc lại mái tóc của mình.

Da đầu dễ bị bệnh sau khi nối tóc
Da đầu dễ bị bệnh sau khi nối tóc

Cách chăm sóc tóc sau khi nối đúng nhất

Để giảm thiểu tối đa những tác hại của nối tóc gây nên, hãy thực hiện cách chăm sóc tóc sau khi nối chuẩn nhất như sau:

Gội đầu đúng cách

Gội đầu để làm sạch mái tóc và da đầu là điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện đúng cách. Khi gội đầu, hãy cho dầu gội ra tay và tạo bột với nước trước khi đưa lên tóc. Với tóc nối, các mối nối chính là vị trí mà vi khuẩn, bụi bẩn và dầu thừa dễ tập trung nhất. Do đó, hãy thực hiện gội đầu 3 lần/ tuần và tập trung ở phần mối nối.

Lưu ý, hãy gội đầu bằng phần thịt của đầu ngón tay với các thao tác xoa nhẹ nhàng để mối nối không bị rối và xộc xệch. Tóc sau khi gội nên dùng khăn, đắp lên mái tóc để thấm nước. Sau đó dùng máy sấy ở nhiệt độ thường sấy khô tóc 60%. Sau đó định hình tóc và chải tóc. Sau đó tiếp tục sấy tóc đến khi khô hẳn.

Gội đầu đúng cách và thường xuyên
Gội đầu đúng cách và thường xuyên

Chú ý trong việc sấy tóc và chải đầu

Khi chải tóc, để khi va chạm vào mối nối, hãy luôn đảm bảo chải cách da đầu 2-3cm, sau đó chải nhẹ nhàng từ trên xuống, không dừng lực mạnh khi gặp phần tóc rối. Song song đó, không chải tóc khi tóc đang còn ướt. Và sấy khô tóc hoàn toàn sau khi gội.

Ngủ đúng tư thế

Khi ngủ, chúng ta hay đè mái tóc hoặc kéo mái tóc. Hành động này khiến tóc bị gãy và tổn thương. Trong trường hợp nối tóc, việc ngủ không đúng cách sẽ vô tình khiến mối nối bị lệch, hoặc bong sợi tóc giả. Vậy nên, trước khi ngủ, hãy tết tóc hoặc buộc thấp tóc một cách gọn gàng, nhẹ nhàng để khi ngủ, tóc được cố định.

Không tạo kiểu cho tóc

Nhiều người vẫn nghĩ rằng phần tóc nối là tóc giả, nên việc tạo kiểu tóc sẽ không ảnh hưởng đến tóc thật. Tuy nhiên, suy nghĩ này không đúng.

Sau khi nối tóc, tốt nhất không nên thực hiện uốn tóc, nhuộm tóc hay duỗi tóc. Vì những hành động này sẽ gây ảnh hưởng đến mái tóc và khiến tóc thật ngày càng yếu đi. Không những thế, nhiệt độ cao của mái duỗi, mái uốn sẽ khiến mối nối (bằng keo hay chun, sáp) bị tan chảy, khiến tóc dính vào nhau, mất đi dáng tóc ban đầu. Do đó, hãy cẩn thận khi thực hiện kiểu tóc sau khi nối.

Hạn chế tạo kiểu tóc khi nối tóc
Hạn chế tạo kiểu tóc khi nối tóc

Có thể thấy, có rất nhiều kỹ thuật nối tóc từ phổ biến cho đến hiện đại. Thế nhưng, dù sao đi nữa, thì phương pháp này vẫn khiến tóc hư tổn ít nhiều. Theo các chuyên gia, nối tóc chỉ là phương pháp tạm thời và nên tháo tóc nối nhanh nhất có thể. Do đó, hãy thật sự cân nhắc khi thực hiện phương pháp này.

Trên đây là những thông tin về nối có có hư tóc không và các kiến thức xoay quanh vấn đề nối tóc. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan