Có thể thấy, mỗi vết sẹo không chỉ là một là vết thương vật lý đơn thuần mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự tự tin của mỗi người. Khi bị thương, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà chúng ta có những biện pháp can thiệp để giảm thiểu sẹo lồi hình thành. Vậy nên ăn gì để không bị sẹo lồi khi bị thương? Cùng bài viết tìm hiểu nhé!
Nên ăn gì để không bị sẹo lồi?
Khi những tổn thương xuất hiện trên da khi bị chấn thương, phẫu thuật, mụn trứng cá… đều có thể là nguyên nhân gây ra sẹo lồi. Sẹo lồi là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Bản thân sẹo lồi chính là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Chính vì thế, để hạn chế để lại sẹo, chúng ta cần có những biện pháp tác động từ bên trong.
Dinh dưỡng sẽ là một yếu tố quan trọng để chúng ta có thể tác động giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo lồi. Vậy khi bị thương nên ăn gì để không bị sẹo lồi, hãy bỏ túi ngay những nhóm thực phẩm dưới đây bạn nhé!
Ưu tiên bổ sung thực phẩm chứa Sắt để sản xuất huyết sắc tố
Nguyên tố Sắt rất cần thiết cho quá trình lành sẹo, thúc đẩy việc hình thành vùng da mới che kín vết thương. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như: Thịt lợn, đậu phụ, các loại hạt thuộc họ đậu…Nên ăn gì để không bị sẹo lồi thì ăn các món ăn chứa các dưỡng chất này để tăng cường hệ miễn dịch, nhanh liền vết thương.
Thực phẩm chứa vitamin C tăng cường sản sinh collagen
Khi bị thương, cơ thể sẽ sản sinh collagen để phục hồi. Và quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn khi cơ thể bạn có đủ lượng vitamin C cho tế bào. Khi đó, vết thương của bạn cũng sẽ bình phục nhanh hơn, da sáng màu hơn và hạn chế tối đa việc hình thành sẹo lồi, sẹo thâm.
Ăn gì để không bị sẹo lồi thì những thực phẩm giàu vitamin C là một lựa chọn tối ưu cho những ngày trị sẹo, ví dụ như: cam, bưởi, ổi, kiwi… Bạn cũng có thể bổ sung vitamin C từ những loại rau xanh như: Bông cải xanh, rau ngót, rau chân vịt…
Nhóm thực phẩm chứa Kẽm
Những thực phẩm giàu kẽm như: hàu, sò, gan lợn, sữa, hoặc các loại hạt có nhiều dầu (đậu phộng, dầu điều, hạnh nhân…) rất tốt cho quá trình lành vết thương. Nên ăn các món ăn chứa các dưỡng chất này để tăng cường hệ miễn dịch, nhanh liền vết thương.
Thực phẩm giàu Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa cần thiết trong cơ thể, có tác dụng tốt cho sự ngăn ngừa sẹo lồi và hình thành vết thâm do sẹo để lại. Những loại thức ăn hàng ngày nguồn cung cấp vitamin E dồi dào như: quả bơ, hạt hướng dương, bông cải xanh, bí đỏ, quả đu đủ…
*Lưu ý: Bên cạnh những thực phẩm chúng ta nên bổ sung, sẽ có những thực phẩm bạn cần kiêng ăn để tránh để lại sẹo lồi xấu xí trên da như: rau muống, thịt bò, tôm, trứng gà, những đồ ăn từ nếp… Khi ăn những thực phẩm này sẽ khiến vết thương bị thâm và tăng nguy cơ để lại sẹo lồi hơn.
Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của vết thương hở và cơ địa từng người mà ăn gì để không bị sẹo lồi và thời gian ăn kiêng sẽ khác nhau. Đối với những vết thương nhẹ, thông thường thời gian có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày, đây là khoảng thời gian đủ để tái cấu trúc các mô bị tổn thương.
Cùng với đó, bạn cũng nên theo dõi bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu như vết thương đã liền lại, khô, lên da non… để cân bằng lại nhu cầu dinh dưỡng. Đối với những vết thương nghiêm trọng như vết mổ, bạn nên tuân theo chỉ định và tham khảo chế độ dinh dưỡng từ bác sĩ nhé!
Những lưu ý để tránh bị sẹo lồi khi bị vết thương hở
Ngoài những lưu ý nên ăn gì để không bị sẹo lồi, bạn hãy lưu ý 1 số những nguyên tắc sau để tránh sẹo ngay từ khi vết thương hở mới hình thành, như:
– Xử lý vết thương đúng cách: Sự xâm nhập của vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, khó liền mô hư tổn và gây sẹo lồi. Do đó bạn cần xử lý vết thương của mình ngay khi vết thương mới hình thành bằng cách: sát khuẩn, băng bó cẩn thận… Nếu bị tai nạn hoặc vết rách to, bạn cần tới viện càng sớm càng tốt để được xử lý tốt nhất.
– Chăm sóc da tốt trong suốt quá trình bị thương: Bạn cần vệ sinh vết thương hở thường xuyên bằng dung dịch muối sinh lý hoặc thuốc chuyên dụng. Hãy rửa tay kĩ trước khi tiến hành thay băng và Hạn chế sờ vào vết thương, để nước dính vào để tránh nhiễm trùng tăng khả năng để lại sẹo lồi. Cùng với đó, tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng liền vết thương.
– Bảo vệ vết thương tránh ánh nắng mặt trời bởi ánh nắng mặt trời có thể tác động sâu tới mô da khi mới hình thành, tạo thành các vệt thâm.
– Không tạo áp lực, kéo giãn vết thương khi đang lên da non tránh làm sẹo lồi co kéo phức tạp hơn.
Trên đây là những chia sẻ để giải đáp cho thắc mắc Nên ăn gì để không bị sẹo lồi cùng một số lưu ý khi chăm da bị thương. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm những kiến thức chăm sóc da hữu ích. Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Bình luận